Nghiên cứu ảnh hưởng chiều cao, độ vi sai của thanh răng đến độ giãn đường may 516 trên vải Denim co giãn
Số 1 (72) 2021
Nguyễn Thị Hiền, Đỗ Thị Làn, Phạm Thị Kim Phúc
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ
2021/3/31

Độ giãn vải tại đường may là sự thay đổi kích thước vải tại vị trí đường may lớn hơn kích thước ban đầu. Độ giãn vải tại đường may phụ thuộc vào các yếu tố: Chiều cao thanh răng, độ vi sai, lực ép chân vịt, mật độ mũi may....

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của độ vi sai, chiều cao thanh răng trước và sau tới độ giãn vải tại đường may 516 trên máy vắt sổ MO – 6816S. Phương pháp qui hoạch thực nghiệm của Box -Willson và phần mềm Design Expert được ứng dụng để thiết kế các phương án thí nghiệm, xử lý và phân tích kết quả. Khi tăng chiều cao thanh răng độ giãn tại đường may giảm. Thanh răng trước cao hơn thanh răng sau đường may trên vải giãn, thanh răng trước thấp hơn thanh răng sau đường may trên vải co lại. Bên cạnh đó tốc độ chuyển động thanh răng trước nhanh hơn thanh răng sau độ giãn vải tại đường may tăng, vải giãn ra và ngược lại. Kết quả cho thấy may theo hướng dọc điều chỉnh chiều cao thanh răng trước X1 = 1,2mm, chiều cao thanh răng sau X2 = 1,2mm và độ vi sai X3 = 1:2, theo hướng ngang điều chỉnh chiều cao thanh răng trước X1 = 0,8mm, chiều cao thanh răng sau X2 = 1,2mm và độ vi sai X3 = 1:2 thì đường may ít biến dạng nhất.

Chiều cao thanh răng trước; chiều cao thanh răng sau; độ vi sai.
Tải về

 

Các bài báo khác