Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ miết ép đến ứng suất dư của chi tiết máy
Số 1 (76) 2022
Tạp chí NCKH - Đại học Sao Đỏ
2022/03/31

Bài báo này nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số công nghệ khi miết ép có dao động đến ứng suất dư của chi tiết máy. Quá trình nghiên cứu thực nghiệm và mô phỏng trên phần mềm AnSys cho thấy ứng suất dư nén được hình thành ở lớp bề mặt và ứng suất dư kéo ở phía bên trong gần vùng trung tâm. Ứng suất dư nén lớn nhất cách bề mặt của chi tiết từ 1,0 – 1,5 mm, và ứng suất dư kéo lớn nhất được hình thành ở vùng gần trung tâm nằm cách bề mặt của chi tiết khoảng 4-5 mm. Chiều sâu của ứng suất dư nén khoảng 2,2 - 2,6 mm. Muốn tăng ứng suất dư nén trong lớp bề mặt khi miết ép dao động, cần phải giảm giá trị bước tiến dao và tăng chiều sâu miết ép, số vòng quay của phôi, tần số dao động của dụng cụ và xoay dụng cụ một đi một góc.

ứng suất dư, miết ép dao động, góc nghiêng dụng cụ, chiều sâu miết ép, bước tiến dao, tần số dao động.
Tải về

 

Các bài báo khác