Tổng hợp, nghiên cứu tính chất quang học và độ bền của tế bào năng lượng mặt trời dựa trên vật liệu cluster và perovskite
Số 2 (81) 2023
Tạp chí NCKH - Đại học Sao Đỏ
2023/06/30

Việc tổng hợp màng mỏng thuỷ tinh/FTO/TiO2 (FTO: dioxit thiếc pha tạp flo) được thực hiện bằng phương pháp doctor blading, màng mỏng thủy tinh/FTO/TiO2/CPB (CsPbBr3) được tổng hợp bằng phương pháp spin -coating một giai đoạn và hai giai đoạn, tế bào năng lượng mặt trời ở dạng màng mỏng: thủy tinh/FTO/TiO2/CPB/CMI (Cs2Mo6I14) được thực hiện theo hai phương pháp khác nhau: phương pháp spin – coating một giai đoạn trực tiếp từ dung dịch chứa CsBr, PbBr2 và CMI và phương pháp điện di từ màng mỏng thủy tinh/FTO/TiO2/CPB và dung dịch CMI bão hoà. Phổ quang phát quang cho thấy màng mỏng thủy tinh/FTO/TiO2/CPB phát ra ở bước sóng cực đại tại 526nm thể hiện đỉnh phát quang của CPB và màng mỏng thủy tinh/FTO/TiO2/CPB/CMI  thể hiện cả đỉnh phát quang của CPB ở bước sóng cực đại 526nm và đỉnh phát quang của CMI ở bước sóng cực đại 700 nm. Điều này chứng tỏ CMI không ảnh hưởng đến tính chất phát quang của CPB. Nghiên cứu điện hoá cho thấy các điện cực thủy tinh/FTO/TiO2/CPB/CMI mới này đầy hứa hẹn. Lớp chứa cluster [Mo6I14]2- của điện cực này hạn chế sự xuống cấp lớp perovskite CPB của tế bào năng lượng mặt trời trong điều kiện sử dụng tế bào quang điện. Điều này đồng thời duy trì các đặc tính quang điện tử của tế bào dựa trên điện cực thủy tinh/FTO/TiO2 /CPB, cụ thể là tạo ra một dòng quang có cường độ tương tự.

Cluster; perovskite; màng mỏng; quang phát quang; xuống cấp.
Tải về

 

Các bài báo khác