Nghiên cứu khả năng hấp phụ ion chì trong dung dịch nước của vật liệu chế tạo từ đất sét Trúc Thôn và tro trấu
Số 2 (73) 2021
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ
2021/6/30

Sự ô nhiễm ion chì của nước thải đang dần ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm và sức khỏe con người. Vì vậy trong nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất một biện pháp xử lý nguồn nước nhiễm chì bằng vật liệu (SR) chế tạo từ đất sét Trúc Thôn và tro trấu. Đất sét trắng Trúc Thôn được xử lý qua các công đoạn như ngâm, khuấy, lọc huyền phù, li tâm, sấy khô rồi trộn với tro trấu theo tỉ lệ thích hợp 3:1 về khối lượng, ép thành các hạt hình trụ dài 10 mm, và nung ở 6000C trong 4h. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ chì của SR được khảo sát gồm: pH, nồng độ chất hấp phụ, thời gian hấp phụ,
động học hấp phụ được nghiên cứu bởi mô hình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir
. Kết quả cho thấy: khi sử dụng vật liệu hấp phụ với hàm lượng 1g/l, hiệu suất hấp phụ chì đạt 95.82% tại điều kiện nhiệt độ 250C, pH= 6, nồng độ ban đầu ion chì là 10 (mg/l).Dung lượng hấp phụ cực đại đạt 28.57(mg/g). Kết quả thực nghiệm cho thấy quá trình hấp phụ tuân theo mô hình Langmuir với hệ số tương quan R2 đạt giá trị là 98.68%.

Pb(II); đất sét; tro trấu; mô hình đẳng nhiệt.
Tải về

 

Các bài báo khác