Nghiên cứu khả năng hấp phụ phenol trong nước bằng than hoạt tính điều chế từ mùn cưa gỗ thông
Số 1(60) - 2018
Tạp chí Nghiên cứu khoa học Đại học Sao Đỏ

Trong báo cáo này, chúng tôi nghiên cứu khả năng hấp phụ phenol trong nước bằng than hoạt tính được điều chế từ phế phẩm mùn cưa gỗ thông. Than hoạt tính được hoạt hóa bằng phương pháp hóa học theo các giai đoạn than hóa bởi axit sunfuric 98% tại nhiệt độ 1500C, sau đó kích hoạt bởi nhiệt độ 5000C và 7000C lần lượt trong 60 phút và 30 phút. Hình thái và diện tích bề mặt vật liệu được nghiên cứu bằng phương pháp vật lý hiện đại như SEM, BET. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ phenol của than hoạt tính được khảo sát gồm: pH, nồng độ phenol và thời gian hấp phụ, động học hấp phụ được nghiên cứu bởi các mô hình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir, Freundlich và mô hình động học hấp phụ bậc 1, bậc 2. Kết quả cho thấy vật liệu than hoạt tính có diện tích bề mặt đạt 338.1m2/g, tại các điều kiện thích hợp như: nhiệt độ 250C, pH= 7, hàm lượng chất hấp phụ 3 g/l, nồng độ phenol 30 mg/l; hiệu suất hấp phụ đạt 81.1%. Động học hấp phụ cho thấy quá trình hấp phụ phenol phù hợp với mô hình đẳng nhiệt Langmuir và tuân theo phương trình động học bậc 2.

Hấp phụ; phenol; động học

 

Các bài báo khác