Một vài suy nghĩ về việc dạy kỹ năng nghe hiểu tiếng Trung Quốc cho sinh viên trình độ sơ cấp khoa du lịch và ngoại ngữ Trường Đại học Sao Đỏ
Số 2 (73) 2021
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ
2021/6/30

Khi học một ngôn ngữ, chúng ta không thể tách rời bốn kĩ năng cơ bản: Nghe, nói, đọc, viết. Trong đó kĩ năng nghe không chỉ là nền tảng và tiền đề cho các kĩ năng còn lại, mà còn là kĩ năng được người học sử dụng nhiều nhất. Con người khi mới sinh ra đã dựa vào kĩ năng nghe để tiếp xúc với thế giới bên ngoài; khi đến trường học, việc nghe hiểu đã trở thành một con đường chủ yếu để tiếp nhận kiến thức. Rất nhiều các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, thời gian sử dụng kĩ năng nghe hiểu cao hơn thời gian sử dụng ba kĩ năng còn lại. Đối với các học sinh, sinh viên cho đến nay kĩ năng nghe vẫn là con đường chủ yếu để tiến hành việc học tập. Nhưng trên thực tế, trong việc giảng dạy ngôn ngữ thứ hai nói chung và tiếng Trung Quốc nói riêng, kĩ năng nghe hiểu vẫn chưa thực sự được coi trọng. Kĩ năng nghe hiểu vẫn bị người học đánh giá là kĩ năng khó nhất trong bốn kĩ năng cơ bản. Hiện tượng ấy đang phản ánh một thực trạng đáng bàn về việc dạy và học kĩ năng nghe hiểu. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả đề cập đến các nguyên tắc rèn luyện kĩ năng nghe, trọng điểm của việc giảng dạy nghe hiểu, trên cơ sở đó chỉ ra những tồn tại của quá trình giảng dạy kĩ năng nghe hiểu, đồng thời đưa ra các kiến nghị cho quá trình xây dựng và biên soạn giáo trình, quá trình giảng dạy kĩ năng nghe hiểu, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn tiếng Trung Quốc nói chung và kĩ năng nghe hiểu tiếng Trung Quốc nói riêng.

Người dạy; người học; giai đoạn sơ cấp; giảng dạy kĩ năng nghe hiểu.
Tải về

 

Các bài báo khác